Nghị định 91 quy định rõ, danh sách không quảng cáo là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. Người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong danh sách không quảng cáo.
Triển khai các quy định tại Nghị định 91, thời gian qua, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin đã xây dựng và đưa vào vận hành các hệ thống kỹ thuật phục vụ việc phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, trong đó có Hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo.
Ngày 10/3, VNCERT/CC cho biết, Hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo do Trung tâm vận hành đã ra mắt bổ sung 2 hình thức đăng ký/ hủy đăng ký đối với danh sách không quảng cáo.
Theo đó, hiện tại người dùng đã có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức để đăng ký/ hủy đăng ký danh sách không quảng cáo: Người dùng có thể chọn đăng ký/ hủy đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo; đăng ký/ hủy đăng ký không nhận cuộc gọi quảng cáo; hoặc đăng ký/ hủy đăng ký cả tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo.
Cụ thể, việc đăng ký/ hủy đăng ký này được thực hiện qua tin nhắn SMS tới đầu số 5656 theo các cú pháp:
![]() |
Bên cạnh cách đăng ký/ hủy đăng ký danh sách không quảng cáo qua tin nhắn gửi tới đầu số 5656, người dùng cũng có thể thực hiện tại trang web khongquangcao.ais.gov.vn.
![]() |
Trước đó, trung tuần tháng 11/2021, Trung VNCERT/CC đã xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác tại địa chỉ chongthurac.vn nhằm mục đích đẩy mạnh truyền thông, cung cấp, phổ biến kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác theo quy định tại Nghị định 91 năm 2020 của Chính phủ.
Cổng thông tin điện tử chongthurac.vn cũng được liên kết tới hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo, hướng dẫn người dân đăng ký/ hủy đăng ký vào danh sách không quảng cáo; đồng thời cập nhật, công bố danh sách IP/dải IP phát tán tin nhắn rác hoặc lạm dụng phát tán tin nhắn rác.
Vân Anh
Để cung cấp thêm các thông tin cảnh báo giúp người dùng cẩn thận trước các trò lừa đảo, dụ dỗ trên mạng, Cổng thông tin điện tử Chongthurac.vn đã cho ra mắt tính năng “Tra cứu thuê bao nghi ngờ phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác”.
" alt=""/>3 hình thức nhắn tin đăng ký để loại bỏ tin nhắn rác, cuộc gọi rácĐây là những con số được các chuyên gia nêu ra tại hội thảo “Mô hình quản lý năng lượng trong các cơ sở sử dụng năng lượng lĩnh vực công nghiệp”, do Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) vừa tổ chức.
Theo cổng thông tin của Hiệp hội, tại hội thảo đại diện VECEA cho biết, Việt Nam hiện là nền kinh tế có cường độ tiêu thụ năng lượng cao nhất trong khu vực. Một số nghiên cứu trong ngành công nghiệp và xây dựng đã cho thấy tiềm năng có tính khả thi về tài chính trong việc giảm cường độ tiêu thụ năng lượng thông qua cải tiến công nghệ và áp dụng quản lý tài nguyên hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy các chi phí giảm phát thải cacbon nhờ tiết kiệm năng lượng thấp hơn so với mức tiết kiệm chi phí đạt được. Do đó các phương án sử dụng năng lượng hiệu quả cùng cơ hội thay thế nhiên liệu có thể đem lại lợi ích kinh tế, đồng thời giảm phát thải cacbon và cải thiện nguồn cung năng lượng.
Khảo sát thực tế trong lĩnh vực công nghiệp cũng cho biết mức độ lãng phí năng lượng trong các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam còn khá lớn, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp ước tính khoảng 20-30%.
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ năm 2011 đã thúc đẩy các cơ sở sử dụng năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam, nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý tại cơ sở, đầu tư nhiều hạng mục cải thiện chế độ sử dụng năng lượng như lắp đặt biến tần điều khiển động cơ công suất lớn, cải tạo hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát...
Với thực trạng sử dụng và quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng hiện nay, việc định hướng để tiến hành sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý năng lượng nói chung và quản lý cơ sở sử dụng năng lượng nói riêng là rất cần thiết. Việc này nhằm hạn chế các yếu kém phát sinh trong hoạt động quản lý năng lượng tại doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý để triển khai có hiệu quả VNEEP3 và hoạt động tiết kiệm năng lượng tại địa phương.
Quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, góp phần xây dựng và tạo lập xã hội có trách nhiệm trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sử dụng năng lượng thực hiện tốt các biện pháp quản lý và công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
D.V
Bộ Công thương yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng lập kế hoạch báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả định kỳ.
" alt=""/>Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệpTin pháp luật số 95: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại tố Trung Nguyên
Tin pháp luật số 93: Cơn cuồng ghen và nỗi khổ của vợ chồng đại gia
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Lâm Hữu Sơn (SN 1975, ở TP.HCM, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty King, kiêm TGĐ công ty 5F), Phan Văn Cường (SN 1985, ở TP.HCM, nguyên TGĐ công ty King Việt Nam) cùng đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu truy tố, công ty CP Xây dựng địa ốc King Việt Nam (công ty King) do Sơn và Cường là cổ đông sáng lập. Hai người chia nhau ghế Chủ tịch HĐQT và TGĐ.
![]() |
Bị can Lâm Hữu Sơn |
Sơn và Cường bàn bạc, thống nhất với các thành viên HĐQT việc thiết kế, in catalogue giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của công ty với 9 dự án đầu tư và 3 đối tác chiến lược.
Trên thực tế, 9 dự án đầu tư mà công ty King quảng bá, có tới 5 dự án không có thật, 4 dự án còn lại không phải của công ty King và cũng không có quan hệ gì với công ty này.
Ngoài ra, Sơn còn dùng thủ đoạn đưa ra 4 gói lãi suất cao (từ 36-45,6%) để huy động vốn góp từ 30 triệu đồng trở lên. Sơn quy định tỷ lệ hoa hồng cao cho nhân viên công ty để khuyến khích họ tích cực giới thiệu, tư vấn khách hàng về năng lực và hiệu quả kinh doanh của công ty King.
Bằng chiêu trên, từ tháng 4 đến tháng 11/2014, công ty King đã huy động vốn của 140 khách hàng, với tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng.
Hút được hàng chục tỷ đồng của khách hàng, hai "đại gia" dùng để chi phí mọi hoạt động của công ty, sử dụng tiền vay của người sau để trả gốc và lãi cho người trước.
Cả hai bị xác định đã chiếm đoạt tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng, dẫn đến không hoàn trả được tiền cho 97 khách hàng.
Sau khi công ty King ngừng hoạt động, Sơn tiếp tục thành lập công ty 5F do chính anh ta làm Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ.
Từ tháng 7/2015 đến 4/2016, Sơn trực tiếp và chỉ đạo người khác tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giới thiệu tuyên truyền với khách hàng về việc công ty 5F có 14 dự án kinh doanh rất hiệu quả (lợi nhuận đạt từ 17-20%/tháng). Và nếu nhà đầu tư góp vốn vào công ty 5F sẽ được hưởng lãi suất từ 36-72%/năm.
Từ cuối tháng 7/2015 đến 5/2016, công ty 5F đã ký được 947 "hợp đồng hợp tác đầu tư" hoặc "hợp đồng góp vốn" với 566 nhà đầu tư. Số tiền trên hợp đồng là hơn 173 tỷ đồng và thực thu được hơn 153 tỷ đồng.
Tài liệu truy tố chỉ ra rằng, công ty F5 không hề có các dự án đầu tư như quảng bá. Đại gia dùng vốn vay lãi suất cao để chi phí mọi hoạt động của công ty; dùng tiền vay của người sau để trả gốc, lãi cho người trước.
Ở hành vi này, Sơn bị VKSND Tối cao xác định đã chiếm đoạt hơn 44 tỷ đồng, dùng hơn 37 tỷ đồng để sử dụng cá nhân.
Với cùng một chiêu thức, thành lập 2 công ty, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ công ty 5F đã khiến hàng trăm người sập bẫy lừa.
" alt=""/>Vỡ mộng vì dự án bánh vẽ của hai đại gia siêu nổ